Ngày 4/10,Độtquỵkhiđangăncơphim hetai bác sĩ Lương Minh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, cho biết người bệnh nhập viện trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người phải. Kết quả chẩn đoán đột quỵ não hiếm gặp, phản vệ nặng không rõ nguyên nhân. Ông có tiền sử tăng huyết áp, từng bị nhồi máu não một lần cách đây một năm.
Bệnh nhân được tiêm nửa ống Adrenalin bắp song tình trạng ý thức và liệt không thay đổi. Bác sĩ chỉ định chụp CT sọ não, phát hiện không có chảy máu, sử dụng thuốc tiêu huyết khối, sau khoảng hai tiếng nhập viện. Sau tiêm, người bệnh tỉnh dần, một ngày sau lấy lại chức năng vận động và nói chuyện bình thường.
Theo bác sĩ Tuấn, bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là sốc phản vệ làm cho huyết áp thấp thúc đẩy khiến người bệnh bị đột quỵ. Tuy nhiên, người đàn ông may mắn nhập viện kịp thời, điều trị bằng phương pháp tiêu sợi huyết, vốn chỉ có tác dụng trong 4,5 giờ đầu khởi phát triệu chứng.
Đột quỵ não là bệnh lý xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người từ 55 tuổi trở lên, hiện xu hướng trẻ hóa. Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ là: Liệt nửa người (biểu hiện giơ hai tay bằng vai, một tay sẽ bị rơi xuống); liệt dây thần kinh số VII (méo miệng khi làm động tác nhe răng hoặc cười); rối loạn ngôn ngữ (hiểu được lời nói mà không diễn đạt được hoặc không hiểu lời người khác).
Bác sĩ khuyên cách sơ cứu đúng là đặt người bệnh ở tư thế nằm, kê đầu với độ cao khoảng 30-40 độ, nới rộng quần áo. Xoay nạn nhân sang một bên để không bị sặc, cố định người, liên lạc cấp cứu để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Tuyệt đối không xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái, hay áp dụng các phương pháp dân gian như đâm kim vào ngón tay hoặc dái tai. Nhiều người lúng túng khi chứng kiến người đột quỵ, cho rằng không được di chuyển bệnh nhân vì sẽ gây nguy hiểm. Thực tế, cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế có khả năng chữa được và gần nơi mình nhất.
Thùy An